THƯƠNG MẠI
Dịch vụ
Dịch vụ
THƯƠNG MẠI
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
Tranh chấp thương mại là một khái niệm phổ biến trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Tranh chấp thương mại là hệ quả của hoạt động thương mại, có tác động lớn và chủ yếu là tiêu cực đến các chủ thể tham gia vào quan hệ thương mại. Do đó giải quyết tranh chấp thương mại là một nhu cầu tất yếu hiện nay.
1. Các tranh chấp thương mại điển hình
· Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa;
· Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ;
· Tranh chấp hợp đồng phân phối;
· Tranh chấp hợp đồng đại lý thương mại;
· Tranh chấp hợp đồng ủy thác, hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng môi giới thương mại…
· Tranh chấp đầu tư;
· Tranh chấp ký gửi
· Tranh chấp về đấu thầu thương mại;
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
a. Thương lượng:
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mà hai bên cùng ngồi với nhau bàn bạc để đạt được những thỏa thuận nhất định nhằm giải quyết mẫu thuẫn, bất đồng trong kinh doanh thương mại. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp không cần đến sự tác động của bên thứ ba. Pháp luật khuyến khích thương lượng nhưng không bắt buộc nó là thủ tục đầu tiên trước khi khởi kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp.
b. Hòa giải:
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua sự đàm phán của một bên thứ ba có vai trò làm trung gian để giúp đỡ hai bên tranh chấp tìm ra giải pháp chấm dứt xung đột, bất hòa. Về nguyên tắc, bên thứ ba chỉ làm trung gian hòa giải và không có quyền đưa ra quyết định.
Các bên có thể áp dụng hòa giải ngoài tố tụng và hòa giải trong tố tụng. Hòa giải trong tố tụng là việc các bên mời một cá nhân hoặc tổ chức có am hiểu pháp luật và sức ảnh hưởng nhất định tham gia làm trung gian đàm phán hoặc thương lượng. Ngược lại hòa giải trong tố tụng là hòa giải được tiến hành khi một bên trong tranh chấp có đơn yêu cầu đến tòa án hoặc trọng tài giải quyết.
c. Trọng tài:
Là hình thức giải quyết tranh chấp thương mại mà các bên thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài xem xét đưa ra phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp. Để hai bên có thế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và không thuộc các trường hợp thỏa thuận trọng tài không thực hiện được theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Có hai hình thức trọng tài là trọng tài theo vụ việc (trọng tài ad hoc) và trọng tài thường trực (trọng tài quy chế).
d. Tòa án:
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do cơ quan tài phán nhà nước thực hiện. Thông thường hai bên sẽ đưa vụ tranh chấp ra tòa án giải quyết khi thương lượng, hòa giải không thành và hai bên không có thỏa thuận trọng tài.
3. Dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại ở Công ty Luật Hoàng Việt Luật
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, công ty Luật Hoàng Việt Luật đảm bảo sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách tốt nhất thông qua dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại.
· Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu khách hàng cung cấp;
· Nghiên cứu hồ sơ và các văn bản pháp luật có liên quan để tìm ra phương thức giải quyết tranh chấp tốt nhất.
· Ưu tiên hai phương thức hòa giải và thương lượng trước khi khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài.
· Đại diện cho khách hàng tham gia đàm phán hòa giải và thương lượng.
· Soạn thảo kế hoạch thương lượng, đàm phán, soạn thảo hồ sơ khởi kiện ra tòa án và trọng tài hoặc theo kiện nếu khách hàng là bị đơn.
· Đại diện bào chữa cho quyền lợi của khách hàng tại cơ quan giải quyết tranh chấp.
· Tư vấn và hỗ trợ trong quá trình thi hành án và các vấn đề phát sinh khác.
Nếu bạn đang có nhu cầu giải quyết tranh chấp thương mại có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 028 3620 3920 để được hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại một cách tốt nhất.