TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Tin tức - Bài Viết

Tin tức - Bài Viết

TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Ngày đăng : 19/07/2020 - 8:33 AM

TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Việc quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) là một điều hết sức quan trọng. Bởi lẽ, tâm sinh lý của các em chưa phát triển một cách toàn diện, nên việc truy tố, xét xử, tuyên phạt  sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách của các em sau này. Mặt khác, so với người đã trưởng thành thì người chưa thành niên thiếu rất nhiều thứ, như: ít giáo dục hơn, ít thông minh hơn, ít kinh nghiệm hơn, nhận thức kém hơn… và như vậy các em ít có khả năng để đánh giá về hậu quả đối với hành vi của mình gây ra. Hoặc các em thực hiện hành vi phạm tội do thúc đẩy bởi cảm xúc. Lý do tại sao người chưa thành niên không đáng tin cậy như một người trưởng thành mà chúng ta thường thấy cũng đã lý giải cho chúng ta là tại sao hành vi vô trách nhiệm của các em là không đáng bị khiển trách về mặt đạo đức cũng như về mặt pháp luật như một người trưởng thành.

Vì vậy,  khi xét xử người chưa thành niên bao giờ Tòa án cũng áp dụng hình phạt mang tính giáo dục, răn đe là chủ yếu chứ không mang tính trừng phạt.

Dựa theo sự phát triển của tâm sinh lý hoặc về điều kiện xã hội mà mỗi một quốc gia có những quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự khác nhau: Ở Úc là 10 tuổi, Hà Lan là 12 tuổi, Pháp 13 tuổi, Đức 14 tuổi, Nhật và Thụy Điển 15 tuổi, Tây Ban Nha 16 tuổi. Lớn tuổi nhất là Bỉ, 18 tuổi và nhỏ tuổi nhất là Mỹ 6 tuổi (tùy từng tiểu bang, có tiểu bang là 10 hoặc 12 tuổi).

Ở Việt Nam chúng ta tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 14 tuổi.

ÁN TỬ HÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Đa số các nước trên thế giới không còn áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội, và đối với người chưa thành niên thì càng không. Phần lớn do các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và một số Điều ước Quốc tế hoặc các Hiệp định Quốc tế khác.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, vào thời điểm năm 1990, thì chỉ còn bảy quốc gia là Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Congo, Iran, Pakistan, Yemen, Nigeria, Saudi Arabia và Hoa Kỳ (một số bang còn giữ án tử hình, một sống bang đã bỏ) còn giữ hình phạt tử hình với người chưa thành niên phạm tội.

Năm 1972 Hoa Kỳ bỏ hình phạt tử hình, nhưng sau đó đến năm 1976 Hoa Kỳ lại quay lại hình phạt này. Sau khi áp dụng án tử hình, một số bang của Hoa Kỳ đã áp dụng hình phạt tử hình cho cả người chưa thành niên. Trong đó có 5 tiểu bang quy định độ tuổi tối thiểu là 17 tuổi và 14 tiểu bang quy định độ tuổi tối thiểu là 16 tuổi.

Sau khi tuyên án tử hình, kẻ tử tội bị thi hành chủ yếu bằng hai cách: tiêm thuốc hoặc ngồi ghế điện. Kẻ tử tội có thể hơn 10 năm sau mới đem ra hành quyết, có một số trường hợp hơn 20 năm sau mới thi hành. Joseph John Cannon thuộc tiểu bang Taxas phạm tội lúc 17 tuổi nhưng mãi đến năm 38 tuổi mới thi hành án.

Tuy nhiên, năm 2005 Hoa Kỳ đã bỏ án tử hình đối  với người chưa thành niên, vì họ cho đó là vi Hiến và là một điều không nên làm.

Đa phần các nước trên thế giới không còn áp dụng hình phạt tử hình cho cả người chưa  thành niên cũng như người đã trưởng thành.

 

PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ VẤN ĐỀ NÀY?

Chúng ta nhận thấy hành vi giết người, cướp tài sản của một số đối tượng tại Việt Nam hết sức tàn nhẫn, dã man… ai cũng lên án hành vi thiếu nhân tính đó. Nhưng, nếu các bị can, bị cáo này phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi, thì Tòa án không thể tuyên xử tử hình.

Như tôi đã trình bày ở trên, đa phần các quốc gia trên thế giới không còn áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên vì các quốc gia này là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em. Tại Công ước này đã quy định là các quốc gia thành viên phải đảm bảo quyền được sống đối với người chưa thành niên, mà Việt Nam chúng ta cũng là một thành viên của Công ước.

Theo pháp luật Việt Nam thì “không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội”.

Không tử hình người chưa thành niên là một quá trình nghiên cứu lâu dài của các chuyên gia pháp lý, các nhà làm luật, các nhà tâm lý…và đến nay vấn đề này đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng.

Luật sư Hoàng Cao Sang

Bài viết khác
    (21.07.2020)
    (19.07.2020)
  ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT  (17.07.2020)
  GHI CHÚ KẾT HÔN  (29.08.2019)

TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Tel: 09 03 03 24 24
icon zalo Zalo: 09 03 03 24 24 SMS: 09 03 03 24 24
news