CÔNG TY CHẬM TRẢ LƯƠNG, NHÂN VIÊN ĐƯỢC THÊM TIỀN LÃI

Tin tức - Bài Viết

Tin tức - Bài Viết

CÔNG TY CHẬM TRẢ LƯƠNG, NHÂN VIÊN ĐƯỢC THÊM TIỀN LÃI

Ngày đăng : 29/08/2019 - 8:08 PM

CÔNG TY CHẬM TRẢ LƯƠNG, NHÂN VIÊN ĐƯỢC THÊM TIỀN LÃI

 

Người lao động đi làm luôn mong muốn được doanh nghiệp trả lương đủ và đúng hạn như thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên trong thực tế, việc các doanh nghiệp chậm trả lương đã không còn gì là xa lạ. Trong trường hợp này Pháp luật bảo vệ người lao động như thế nào?

 

Nguyên tắc trả lương: Trực tiếp - Đầy đủ - Đúng hạn

 

Bộ luật lao động 2012 tại điều 96 đã quy định nguyên tắc trả lương cho người lao động như sau: “Người lao động được trả lương trực tiếp, đúng hạn và đầy đủ”. Nguyên tắc này được nhấn mạnh một lần nữa tại khoản 1 điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động 2012, từ đó có thể thấy pháp luật rất chú trọng và quan tâm về việc bảo vệ quyền lợi của người lao động trước vấn đề chậm trả lương của các doanh nghiệp. Nghị định này đã chỉ ra, người lao động được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm trong tháng.       

 

Ảnh sưu tầm

Doanh nghiệp có trách nhiệm trả lương đầy đủ và đúng hẹn cho người lao động

 

Công ty chậm trả lương phải trả thêm lãi

 

Theo quy định của pháp luật tại khoản 2 điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP cho phép doanh nghiệp được phép chậm trả lương cho người lao động trong một số trường hợp đặc biệt như thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà doanh nghiệp đã tìm mọi cách khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn. Tuy nhiên, việc chậm trả lương này không được trả chậm quá 01 tháng.

 

Trong trường hợp nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì doanh nghiệp không phải trả thêm, nhưng nếu việc trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì doanh nghiệp phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của Ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

Ảnh sưu tầm

 

Bên cạnh đó Nghị định 88/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chậm trả lương còn có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền dao động từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tùy số lượng người lao động bị trả chậm lương.

 

Như vậy, người lao động nếu có sự hiểu biết về pháp luật lao động thì sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

                                                                                       Ngọc Nhã (Tổng hợp)

 

 

Bài viết khác
    (21.07.2020)
    (19.07.2020)
  ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT  (17.07.2020)
  GHI CHÚ KẾT HÔN  (29.08.2019)

CÔNG TY CHẬM TRẢ LƯƠNG, NHÂN VIÊN ĐƯỢC THÊM TIỀN LÃI

Tel: 09 03 03 24 24
icon zalo Zalo: 09 03 03 24 24 SMS: 09 03 03 24 24
news